Một trong 4 bộ phận quan trọng nhất của xe dap dien đó chính là động cơ. Động cơ xe đạp điện có dạng mô tơ điện, khi có dòng điện đi qua mô tơ sẽ quay và sản sinh ra công suất giúp xe có thể di chuyển. Hiểu biết sơ qua về động cơ giúp bạn chủ động trong việc sử dụng, bảo dưỡng hay sử chữa xe đạp điện.
Cấu tạo của động cơ xe đạp điện
Động cơ của xe đạp điện được thiết kế khép kín có khả năng chống nước cao. Vị trí đặt động cơ thường là bánh sau của xe, động cơ liền khối với vành xe. Động cơ xe đạp điện được thiết kế gồm 2 phần là vỏ và lõi. Vỏ động cơ là phần bên ngoài giúp bảo vệ động cơ chống lại các tác nhân gây hại, bên trong có nam châm để giúp động cơ quay khi có dòng điện đi qua lõi động cơ.
Lõi động cơ được cuốn bằng các cuộn dây đồng, có trục động cơ và các mắt động cơ. Động cơ xe đạp điện thường là 3 pha và phân biệt là loại có chổi than và không có chổi than. Các loại động cơ có chổi than là loại cũ, thường xuyên phải vệ sinh và thay thế chổi than gây bất tiện, Loại động cơ không có chổi than là loại mới hiện đại và có độ bền cao hơn.
Hoạt động của động cơ xe đạp điện
Khi dòng điện từ ắc quy đi qua khiển thông qua các mắt động cơ khiến động cơ quay và xe sẽ di chuyển. Tùy từng loại xe đạp điện mà có công suất động cơ khác nhau. Công suất càng cao xe đi càng nhanh và khỏe.
Để dảm bảo động cơ hoạt động tốt và bền quý khách lưu ý không tải nặng quá tải trọng cho phép của xe, không đi xe quá nhanh và tuyệt đối không đi xe đạp điện vào đường ngập nước. Khi động cơ có vấn dề quý khách không nên tự ý sửa chữa mà nên mang đến trung tâm bảo hành uy tín để nhân viên chuyên nghiệp xử lý.
Chương trình khuyến mãi xem tại web : http://xedienuytin.com/
Tư vấn bán hàng xin vui lòng liên hệ Hoàng Nam 0977.378.185 – 0902.265.444
Địa chỉ : Số 257 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội